Du học sinh nên tổ chức tư vấn trực tiếp về du học
Những bài thuyết trình đều đúc rút từ kinh nghiệm của chính các du học sinh đang học tập và sinh sống tại Mỹ, với những diễn giải cụ thể và sát thực nhất. Đơn cử như khâu nộp hồ sơ và trả lời phỏng vấn. Theo Nguyễn Minh Khang, sinh viên ĐH Princeton, khi làm thủ tục vào trường các thí sinh nên giải trình mọi thứ rõ ràng và khi tiếp xúc với người phỏng vấn nên nói chậm, rành mạch, thể hiện sự tự tin và khả năng của mình.
Còn Huỳnh Minh Việt, ĐH Stanford, California, Mỹ cho rằng, nhiều học sinh Việt Nam quá khiêm tốn khi nói về khả năng bản thân. "Chúng ta không nên nói "xạo" về mình nhưng cần nói những gì mình đã có và có thể làm được một cách chân thành. Vì như vậy thì người phỏng vấn biết bạn có khả năng gì để tư vấn, hướng dẫn chọn trường và ngành nghề cho phù hợp", Việt nói. Cũng theo Việt, người đăng ký du học có năng khiếu về lĩnh vực gì nên thể hiện và gửi kèm minh chứng vào hồ sơ của mình. Nếu biết vẽ, bạn có thể gửi một vài bức tranh, biết đàn, hát thì ghi âm lại và gửi băng hoặc đĩa...
Bổ sung thêm kinh nghiệm trả lời phỏng vấn, theo ông Charles Hawley, Lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam, phỏng vấn viên sẽ kiểm tra tiếng Anh theo khả năng thực của người học. Người được phỏng vấn không nên học thuộc các câu trả lời vì nếu "học vẹt" như thế rất dễ bị phát hiện. Phong thuỷ văn phòng Mục tiêu kiểm tra Anh ngữ là muốn du học sinh khi sang Mỹ có thể theo kịp chương trình học, tránh tình trạng nghe giảng mà hiểu bập bõm hoặc không hiểu gì. Nếu du học sinh học không chất lượng không chỉ thiệt hại cho gia đình và bản thân người đó mà sẽ ảnh hưởng tới uy tín của trường. "Nếu bạn muốn du học ở Mỹ thì bắt buộc phải có tiếng Anh trôi chảy", ông Charles Hawley khẳng định.
Các du học sinh cũng phân tích rành rọt cách chọn trường phù hợp với yêu cầu thí sinh, "mẹo" về thi SAT (một kỳ thi lấy điểm để so sánh và chuẩn hóa học sinh nộp hồ sơ vào các trường ở Mỹ hiện nay), viết tiểu luận...
Chị Phạm Thị Thanh Loan, ở 233 Nguyễn Văn Đậu, phường 11 theo dõi hầu hết các bài thuyết trình. "Tôi có con học trung học ở Singapore, đang tìm trường ở Mỹ cho cháu học tiếp. Thấy báo chí thông báo có Hội thảo tư vấn do chính du học sinh bên đó tổ chức nên cố sắp xếp công việc đến nghe. Tôi quan tâm nhất là những chuyện về cuộc sống và sinh hoạt thường nhật của các em ở nước ngoài", chị Loan tâm sự.
Chị Loan bày tỏ thêm, nếu có thời gian hơn, chị muốn nghe từng du học sinh trong nhóm thuyết trình kể về con đường du học của mình, từ khi đăng ký tìm trường tới tình hình sinh hoạt, học tập hiện nay. Vì thế hệ du học sinh Việt Nam sau này rồi sẽ bước những bước tương tự như thế. Đây là những vấn đề liên quan thiết thực tới bản thân học sinh du học và gia đình các em nhưng ít được đề cập trong các phương tiện thông tin cũng như các tài liệu tư vấn trong nước.
Cũng tại hội thảo, Nguyễn Hoàng Thảo Nhi, học sinh ở quận 10, cho biết, Nhi đang cùng gia đình xem xét học ở nước nào và trường nào cho phù hợp. "Em vốn được gia đình bao bọc từ nhỏ, muốn du học nhưng không hiểu có theo nổi môi trường học tập, sinh hoạt, có thích nghi được với văn hoá của nước mà mình sẽ sống và học hay không. Phong thuỷ sân vườn Nếu các anh chị đã hoặc đang du học ở các nước khác cũng tổ chức được hội thảo tư vấn trực tiếp như Hội thảo này thì tốt quá", Nhi nói.
Thanh Lương
0 nhận xét:
Đăng nhận xét